Trụ cột tất yếu thứ 4 của phát triển bền vững trong thế kỷ 21
Theo Reuters ngày 24.2, Tổng thống Putin cũng phác thảo một thỏa thuận kinh tế trong tương lai giữa Nga - Mỹ. "Nhân tiện, chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho các đối tác Mỹ của mình, và khi tôi nói 'đối tác', ý tôi không chỉ là các cơ cấu hành chính và chính phủ mà còn cả các công ty, nếu họ thể hiện sự quan tâm đến việc hợp tác", ông Putin phát biểu trên truyền hình nhà nước.Ông Putin khẳng định Nga có nhiều nguồn lực hơn đáng kể so với Ukraine, đồng thời cho rằng thỏa thuận tiềm năng giữa Washington và Kyiv về đất hiếm không phải là mối lo ngại của Moscow.Ông Putin lưu ý rằng các công ty Nga có thể cung cấp tới 2 triệu tấn nhôm cho thị trường Mỹ hằng năm nếu nước này dỡ bỏ cấm vận và mở cửa trở lại. Nga từng cung cấp khoảng 15% lượng nhôm nhập khẩu của Mỹ trước khi thuế quan được áp dụng vào năm 2023. Tổng thống Putin nêu rõ hai nước có thể hợp tác sản xuất thủy điện và nhôm tại vùng Krasnoyarsk của Nga ở Siberia - nơi có trụ sở của nhà sản xuất nhôm lớn nhất của Moscow là Rusal.Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng "các giao dịch phát triển kinh tế lớn với Nga" sẽ diễn ra. Trong vòng 2 giờ sau tuyên bố của nhà lãnh đạo Mỹ, ông Putin đã chủ trì một cuộc họp với các bộ trưởng và cố vấn kinh tế của mình về kim loại đất hiếm. "Theo tôi, điều quan trọng nhất là chúng ta có thể cân nhắc hợp tác với các công ty Mỹ trong lĩnh vực này", ông Putin kết luận.Ông Putin cũng cho biết đất hiếm là ngành ưu tiên cho sự phát triển kinh tế và khả năng cạnh tranh của Nga. Do đó, chính phủ Nga hiện tìm cách tăng cường tiềm năng của ngành công nghiệp trong nước. Tổng thống Putin ngày 24.2 cũng nhấn mạnh nước này không phản đối sự tham gia của châu Âu vào các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Mỹ nhằm giải quyết xung đột ở Ukraine, nhưng lưu ý rằng Brussels từ lâu đã bác bỏ mọi cuộc đối thoại với Moscow.Ông Putin cho biết việc châu Âu tham gia các cuộc đàm phán để giải quyết cuộc xung đột kéo dài 3 năm này là điều hợp lý. "Sự tham gia của họ vào quá trình đàm phán là cần thiết. Chúng tôi không bao giờ từ chối điều đó, chúng tôi đã liên tục thảo luận với họ", Putin nói.Nhà lãnh đạo Nga cũng khẳng định Tổng thống Mỹ Trump đang tiếp cận cuộc xung đột Nga -Ukraine một cách lý trí chứ không phải cảm tính. "Ông ấy đang hành động theo cách thẳng thắn và không có bất kỳ ràng buộc cụ thể nào. Ông ấy đang ở trong một vị thế độc nhất: ông ấy không chỉ nói những gì ông ấy nghĩ, mà còn nói những gì ông ấy muốn. Đây là đặc quyền của nhà lãnh đạo của một trong những cường quốc lớn", nhà lãnh đạo Nga nói rõ.Tuần trước, Nga và Mỹ đã tổ chức vòng đàm phán đầu tiên về hòa bình Ukraine tại Ả Rập Xê Út. Ukraine và các đồng minh châu Âu của Kyiv không được mời, gây ra sự phản đối từ cả các bên.Ông Putin cũng cho rằng những phản ứng tiêu cực đối với các cuộc đàm phán ở Ả Rập Xê Út là "cảm tính và thiếu logic". "Để giải quyết những vấn đề phức tạp và khó khăn, bao gồm cả vấn đề Ukraine, Nga và Mỹ phải thực hiện bước đầu tiên. Và bước đầu tiên đó phải dành cho việc nâng cao mức độ tin cậy giữa các quốc gia của chúng ta. Và đó là những gì chúng tôi đã làm ở Riyadh (Ả Rập Xê Út)".Bên cạnh vấn đề Ukraine, Tổng thống Putin cũng cho biết ông chấp thuận đề xuất rằng Nga và Mỹ có thể thảo luận về việc cắt giảm sâu chi tiêu quân sự lên tới 50%.Motul Driving Experience 2019: Rèn tay lái, trải nghiệm xe đua Formula 4
YouNet Media là công ty hàng đầu về nền tảng và dịch vụ phân tích dữ liệu mạng xã hội (Social Media Analytics) và phân tích dữ liệu thương mại điện tử (Ecommerce Analytics). Là một công ty nghiên cứu và lắng nghe mạng xã hội, mục tiêu của YouNet Media là hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra các quyết định tiếp thị số hiệu quả bằng công nghệ dữ liệu.
Xe khách vô tư trả khách trên cao tốc: Mức phạt chưa đủ 'đô'?
Đây là lần thứ 2 Nguyễn Filip ăn Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Tuy nhiên, Tết Ất Tỵ 2025 trở nên đặc biệt hơn với bản thân Nguyễn Filip nói riêng và gia đình của anh nói chung. Thủ môn sinh năm 1992 đã có danh hiệu đầu tiên cùng đội tuyển Việt Nam kể từ sau khi nhập tịch thành công, đó là chức vô địch AFF Cup 2024. So với năm rồi, gia đình của thủ môn Việt kiều nay đã "đủ nếp đủ tẻ", khi vừa đón thêm cô công chúa nhỏ Mia.Năm 2024 cực kỳ đặc biệt, khi đem đến những khoảnh khắc thăng hoa, hạnh phúc cũng như thất vọng nhất đối với Nguyễn Filip. Anh bày tỏ: "Về bóng đá, khoảnh khắc đáng nhớ nhất của tôi trong năm 2024 là trận đầu tiên khi tôi ra mắt đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2023 (đá ngày 14.1.2024, thua Nhật Bản 2-4). Đó là điều tôi và bố đã chờ đợi gần 10 năm trời, sau rất nhiều nỗ lực. Tôi thực sự cảm ơn CLB Công an Hà Nội đã hỗ trợ rất nhiều để tôi có được cơ hội này. Giây phút tồi tệ nhất chính là trận thua Indonesia 0-3. Trận thua đấy khiến tôi và đội tuyển Việt Nam chính thức khép lại cơ hội tranh tài ở vòng loại thứ 3 World Cup 2026, cũng như mất vé trực tiếp dự Asian Cup 2027. Bóng đá mà, chúng ta sẽ luôn có những niềm vui và nỗi buồn, nhưng trải nghiệm trong năm 2024 thực sự đáng nhớ và đặc biệt. Còn về cuộc sống ngoài sân cỏ của tôi thì rất tuyệt vời, khi tôi đón chào thành viên mới của gia đình"."Quả thật, tôi không thể có bất kỳ lời phàn nàn nào cả về đời sống trong năm 2024. Tôi hy vọng bản thân và gia đình sẽ có thêm nhiều trải nghiệm đẹp đẽ, thành công và hạnh phúc hơn cả trong lẫn ngoài sân cỏ trong năm Ất Tỵ này", Nguyễn Filip nói thêm.Hiện tại, Nguyễn Filip vẫn là thủ môn số 1 của CLB Công an Hà Nội. Trong khi đó, vị trí của thủ thành 33 tuổi ở đội tuyển Việt Nam đã bị lung lay. Tại AFF Cup 2024, anh chỉ được bắt chính 2 trận (trong tổng số 8 trận của đội bóng sao vàng).Trong năm 2025, Nguyễn Filip cần phải chứng minh nhiều hơn để cạnh tranh suất bắt chính tại đội tuyển Việt Nam. Đội bóng của HLV Kim Sang-sik có mục tiêu quan trọng, đó chính là giành vé dự vòng chung kết Asian Cup 2027.
Đặc biệt, bản công diễn lần này tái hiện trọn vẹn tinh thần bản gốc của năm 1875, mang đến trải nghiệm chân thực nhất cho công chúng như khi thưởng lãm tại các nhà hát lớn trên thế giới. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vinh dự là nhà tài trợ độc quyền chương trình này, với mong muốn đưa tinh hoa của nghệ thuật thế giới đến gần hơn với công chúng trong nước, đồng thời góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa có sức sống vượt thời gian. Tiếp nối hành trình hiện thực hóa tầm nhìn "Chuyển đổi ngành tài chính, Nâng tầm giá trị sống", Techcombank không ngừng mở rộng những trải nghiệm đẳng cấp dành cho công chúng và khách hàng. Từ những giải pháp tài chính tiên phong đến các hoạt động văn hóa nghệ thuật đa dạng, Techcombank luôn hướng đến việc kiến tạo những tiêu chuẩn và giá trị sống ngày càng được nâng tầm. Việc đưa nguyên tác "Carmen" về Việt Nam lần này không chỉ là một dấu ấn quan trọng, mà còn thể hiện nỗ lực kết nối Việt Nam với dòng chảy văn hóa toàn cầu, kiến tạo không gian giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, di sản với tương lai. Được biết, hai đêm công diễn cũng là dịp để Techcombank tri ân những hội viên Private. Họ chính là những khách hàng đã có những bước đường đồng hành bền chặt cùng ngân hàng trên hành trình quản lý gia sản và kiến tạo sự thịnh vượng vững bền. Đây không chỉ là những cá nhân thành công mà còn là những người luôn mang trong mình khát khao cống hiến, giữ gìn và kế thừa di sản cho những thế hệ mai sau. Đó cũng chính là tinh thần của Techcombank khi luôn mong muốn hướng tới sự bền vững, lan tỏa được những giá trị tinh hoa qua nhiều thế hệ.Bà Thái Minh Diễm Tú, Giám đốc Khối Tiếp thị - Ngân hàng Techcombank chia sẻ: "Techcombank đồng hành cùng Nhà hát Hồ Gươm, tái hiện trọn vẹn nguyên tác 150 năm tuổi của vở opera kiệt tác thế giới "Carmen". Chúng tôi trân trọng những bản sắc, tinh hoa của nghệ thuật thế giới và mong muốn lan tỏa những giá trị di sản này với công chúng trong nước. Đặc biệt, sự kiện này cũng là món quà mà ngân hàng dành riêng cho những khách hàng Techcombank Private. Đây tiếp tục là lời tri ân trên hành trình nâng tầm những giá trị sống của khách hàng, để tài sản không ngừng được sinh sôi, và để những di sản nảy lộc vượt thời".Khác với nhiều phiên bản đã từng được trình diễn trên thế giới, Carmen tại Nhà hát Hồ Gươm lần này tái hiện trọn vẹn nguyên tác từ năm 1875 - từ thiết kế sân khấu, phục trang đến âm thanh, bối cảnh. Được phục dựng bởi Nhà hát Hoàng gia Versailles, Trung tâm âm nhạc Lãng mạn Pháp Palazzetto Bru Zane và Nhà hát Rouen Normandie, vở diễn sẽ đưa khán giả Việt Nam về với thành phố Seville, Tây Ban Nha thế kỷ XIX - nơi nàng Carmen, biểu tượng của đam mê, tự do và cá tính được kể lại theo đúng tinh thần nguyên bản.Sir Thomas Beecham - Nhạc trưởng nổi tiếng nước Anh, từng ca ngợi phần mở đầu của vở opera này là "quốc ca thực sự của nước Pháp". Một tác phẩm có sức ảnh hưởng vượt thời gian, trải qua 150 năm trường tồn vẫn làm lay động trái tim của hàng triệu khán giả khắp thế giới. Và năm nay, Việt Nam sẽ là điểm đến đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á công diễn trọn vẹn phiên bản nguyên gốc của kiệt tác này, hứa hẹn sẽ mang tới cho khán giả thủ đô những trải nghiệm nghệ thuật đẳng cấp và đặc quyền, không thua kém gì như khi thưởng thức tại các nhà hát lớn trên thế giới. Đại diện Ban Tổ chức cho biết sự xuất hiện của nguyên tác Carmen tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 150 năm kiệt tác bất hủ này ra đời không chỉ là một sự kiện mang tầm vóc quốc tế mà còn là cơ hội hiếm có để công chúng Việt Nam được đến gần hơn với tinh hoa nghệ thuật thế giới trong không gian văn hóa đẳng cấp của Nhà hát Hồ Gươm - top 10 nhà hát tuyệt vời nhất thế giới. Các thông tin về tác phẩm và nhân vật cũng sẽ được khai thác từ nhiều góc độ, nhằm đưa Carmen tới công chúng một cách chân thực nhất, gần gũi nhất.
Nước sông Mekong về ít, ĐBSCL sắp đón thêm đợt xâm nhập mặn mới
Viện Nghiên cứu thanh niên (T.Ư Đoàn) vừa có báo cáo điều tra thường niên về thanh thiếu niên Việt Nam năm 2024, nhằm đánh giá tình hình thanh thiếu niên trên các lĩnh vực, xác định nhu cầu, nguyện vọng của thanh thiếu niên hiện nay.Số thanh thiếu niên được khảo sát gồm 800 người, ở độ tuổi 16 - 30, bao gồm nhiều đối tượng: học sinh, sinh viên, công chức, viên chức, công nhân, nông dân sinh sống ở cả thành thị và nông thôn.Kết quả khảo sát cho thấy, có 53% thanh niên được hỏi có ý định khởi nghiệp, trong đó trên 1/2 thanh niên mong muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính, tín dụng (68%); công nghệ thông tin (58,6%) và kinh tế số, doanh dịch vụ, cửa hàng, bán hàng qua mạng internet (56,9%). Đây cũng chính là những xu hướng việc làm nổi trội trong giới trẻ hiện nay, đặc biệt là giai đoạn trong và sau dịch Covid-19.Tiếp đến là lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và công nghiệp chế biến (tỷ lệ này lần lượt là 46,8% và 43,5%).Khi được hỏi về khó khăn khi khởi nghiệp, thanh niên đã nêu 3 khó khăn lớn nhất, đó là: tìm kiếm nguồn nhân sự chất lượng, bị người thân phản đối và khả năng quản lý tài chính yếu.Trong đó, tỷ lệ thanh niên cho rằng bị người thân phản đối lên tới 60,5%. Một số khó khăn khác cũng có trên 1/2 thanh niên tham gia khảo sát lựa chọn gồm: phải từ bỏ công việc, sự nghiệp hiện tại (52%) và thiếu vốn đầu tư (51,1%).Báo cáo đã đưa ra nhận định, để thực hiện và triển khai dự án khởi nghiệp của mình, bên cạnh sự nhiệt huyết, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của tuổi trẻ, thanh niên cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, rủi ro, xuất phát từ cả những yếu tố khách quan và chủ quan từ chính bản thân thanh niên.Kết quả khảo sát cho thấy, có gần 3/4 thanh niên được hỏi (72%) có dự định và mong muốn khởi nghiệp sẵn sàng chấp nhận rủi ro để thực hiện kế hoạch của mình. Điều này phản ánh tinh thần trách nhiệm của thanh niên trước những quyết định quan trọng của mình; trên cơ sở có sự phân tích, đánh giá những cơ hội, rủi ro, thách thức, cũng như những yếu tố mang tính thời cuộc cả trong nước, khu vực và thế giới.Báo cáo đã khảo sát về những khó khăn của thanh niên mới ra trường trong tìm kiếm việc làm. Kết quả cho thấy, lực lượng lao động trẻ luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi đã, đang và sẽ chuẩn bị bước chân vào thị trường lao động.5 khó khăn mà thanh niên mới ra trường phải đối mặt được các lựa chọn trong khảo sát gồm: thiếu thông tin dự báo về việc làm trong tương lai (64,4%); thiếu kỹ năng nghề nghiệp (63,6%); thiếu vốn (63%); thiếu sự tư vấn về nghề nghiệp, việc làm (62,1%) và kinh nghiệm công việc chưa đáp ứng yêu cầu (61,5%).Bên cạnh đó, 58,1% thanh niên cho rằng thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ; 36,5% cho rằng thiếu thông tin từ nhà tuyển dụng và 20,9% cho rằng không đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.